CƠ THỂ CŨNG BIẾT GIAO TIẾP!

BẠN CÓ BIẾT? 93% ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU ĐẾN TỪ GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ!

Trong cuộc sống thường ngày,

Khi vui vẻ thì bạn cười

Khi muốn bày tỏ cảm xúc yêu thương gia đình thì bạn ôm họ

Khi thấy mệt mỏi thì bạn xoa trán, vẻ mặt đầy căng thẳng

Khi thấy lo lắng, đôi mắt đảo qua lại, vẻ mặt trầm lặng

Cuộc sống là vậy, đâu cần lúc nào cũng phải nói ra, chỉ cần những hành động nho nhỏ cũng đã thể hiện được tâm tư của mình. Người đối diện có thể cảm nhận được bạn đang nghĩ gì, bởi lẽ như vậy, họ có thể bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ cơ thể của bạn đấy.

Cơ thể chúng ta thể hiện thông điệp bằng cách nào?

Ví dụ như trong 1 buổi thuyết trình về kế hoạch bán hàng của Sale, vị Sale Director ngồi lắng nghe, hai tay khoanh lại trước ngực, trán nhíu lại, có thể được hiểu rằng – Tôi đang không hài lòng về kế hoạch này. Trong khi đó, các Sale Man (nhân viên kinh doanh) thì để một tay lên trán, mắt đảo qua lại nhìn nhau, thở dài mệt mỏi cũng đã thể hiện phần nào sự lo lắng – Target KPI, cao như vậy thì làm sao đạt nổi, đợt này không có thưởng rồi đây!

Nếu bạn là người thuyết trình ngay lúc này thì bạn cảm thấy như thế nào?

Nếu là tôi, chắc tôi cũng bắt đầu thể hiện sự thiếu tự tin qua giọng nói lúng túng vì mọi người đã bắt đầu xào xáo, gây ảnh hưởng đến tâm lý tôi lúc đầu. Tôi ước gì mình không khom người, tay chân đừng múa loạn xạ để họ đừng thấy được sự lo lắng và tôi cũng có thể giữ vững sự tự tin hơn. Và nếu tôi có thể tăng giọng nói tự tin của mình lên rằng – Cùng nhau, tôi tin chúng ta sẽ làm được! Các bạn làm được – với cái nắm tay được giơ lên cao quyết liệt thì tôi ắt hẳn sẽ thắng được lòng tin và sự ủng hộ của cấp trên và đồng nghiệp.

 

Mô hình giao tiếp “3Vs”

Thế mới thấy được cơ thể của chúng ta có thể phát ra những tín hiệu giao tiếp mạnh mẽ đến người đối diện. Điều quan trọng ở đây là bạn điều khiển cơ thể mình như thế nào trong cuộc đối thoại.
Giáo sư, tiến sĩ Albert Mehrabian đã chia sẻ “Mô hình giao tiếp 3Vs” với tỷ lệ phần trăm đóng góp của 3 yếu tố, giúp kỹ năng giao tiếp thêm phần ấn tượng:

  • 7% đến từ Lời Nói (Verbal)
  • 38% của Giọng nói (Voice/ Non verbal)
  • 55% là từ Ngôn ngữ cơ thể (Visual/ Non verbal).

WOW, Giao tiếp phi ngôn ngữ từ Giọng nói và Cơ thể của chúng ta chiếm đến 93% chất lượng của cuộc đối thoại! Thật diệu kỳ phải không?

Đây chính là lý do tại sao ngoài những kiến thức bạn cần phải chú trọng vào ngôn ngữ cơ thể của mình. Từ dáng đi, nụ cười, gương mặt,… là thước đo chính xác nhất về tính cách và cảm nhận của bạn.

Giao tiếp phi ngôn ngữ trong kinh doanh

Đừng để đối tác, khách hàng thấy được bạn đang giận dữ, khó chịu hay không lắng nghe mặc dù bạn không nói ra bằng lời. Khả năng thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hay thuyết phục cấp trên duyệt phương án mới cũng nhờ vào Giọng nói tràn đầy tự tin, chắc nịch (38%) và Ngôn ngữ cơ thể cởi mở, thẳng lưng, ánh mắt quyết tâm, nhìn về phía người nghe (55%) của bạn đấy!

Sau đây là một vài cử chỉ phi ngôn ngữ tốt nhất trong kinh doanh giao tiếp theo tạp chí Forbes:

  • Bắt tay vừa phải, không quá mạnh, cũng không quá lỏng lẻo
  • Nhìn thẳng người đối diện, không nhìn chằm chằm và thể hiện eye contact
  • Hướng người một chút về phía người đối diện
  • Gật đầu đồng tình, thể hiện rằng họ đang được lắng nghe.

Ngôn ngữ cơ thể có 2 mặt, nếu bạn điều khiển tốt, nó sẽ là một yếu tố hỗ trợ bạn trong sự nghiệp, nếu bạn bỏ mặc, ngó lơ thì nó như một liều thuốc độc cho sự thăng tiến của bạn.

 

Lời khuyên nhỏ cho bạn

Giao tiếp phi ngôn ngữ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong kinh doanh, vậy nên yếu tố này cũng cần được rèn luyện và trau dồi thêm thì mới được trở thành nét tiêu biểu của bạn.
Nào, bây giờ thì bạn hãy thử nhìn lại, nhớ lại những lúc bạn nói chuyện, giao tiếp với cấp trên, đồng nghiệp, bạn bè, bạn có những cử chỉ, biểu hiện cảm xúc nào chưa hay không?

Hãy cùng nhau chinh phục chính bản thân mình và chúc bạn đạt được thành công, thăng tiến trong sự nghiệp tương lai sắp tới!

A&P Việt Nam


Kết nối với chúng tôi trên