BÍ QUYẾT “ĐẮC NHÂN TÂM” DÀNH CHO QUẢN LÝ: GIÚP NHÂN VIÊN THÀNH CÔNG SỚM NGAY TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP

Vai trò là một người quản lý, bạn có từng có cảm giác hồi hộp, lo lắng với sự xuất hiện của thành viên mới trong team đúng không? Để trả lời cho câu hỏi này, A&P Việt Nam gửi đến các Anh/Chị Quản lý bí kíp hội nhập cùng thành viên mới tại tổ chức. Không chỉ đơn thuần là ngày 1, ngày 2 mà đó còn là cả một quá trình rất dài sau này.

Được đồng hành cùng nhau, phát triển cùng nhau và cùng nhau tạo nên nhiều giá trị đột phá cho tổ chức. Và đó là gì, hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết này thôi nào!

ĐÓN CHÀO NHÂN VIÊN MỚI THẬT NỒNG NHIỆT

Những khởi đầu mới vẫn luôn là điều tuyệt vời nhất. Để chuẩn bị cho thành viên mới gia nhập Tổ chức có những ấn tượng tốt cũng như thoải mái, giảm bớt căng thẳng. Thì việc chào đón thật nồng nhiệt với bạn là điều cần thiết và đặc biệt phải thật chỉnh chu.

#1: TẠO KẾT NỐI VỚI NHÂN VIÊN NGAY TỪ BAN ĐẦU

Đứng với vai trò của người mới sẽ luôn lạ lẫm với tất cả mọi thứ ngay ngày đầu tiên. Là đối tác chính, là quản lý trực tiếp của bạn. Thì chúng ta nên chào đón thành viên mới ngay từ lúc mới bước vào sảnh công ty.

  • Chào đón bạn ngay tại sảnh công ty, chào và hỏi han về những câu chuyện: đường đi, tình trạng kẹt xe, sức khỏe….
  • Giới thiệu không gian làm việc cũng như làm một company tour dành cho người mới để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.
  • Giới thiệu với các thành viên trong nhóm và lên kế hoạch cho bạn được gặp gỡ với các thành viên quan trọng của các bộ phận khác liên quan.

Chỉ là một hành động nhỏ nhưng đã giúp cho bạn Nhân Viên Mới có thể ổn định lại tinh thần trong ngày đầu onboaring đấy nhé!

#2: TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ NHÂN VIÊN HIỂU RÕ HƠN VỀ CÁC GIÁ TRỊ

Thấu hiểu nhân viên của mình, sau đó xây dựng niềm tin để nhân viên có thể tự tin, đồng hành cùng đội ngũ phát triển trong thời gian đến. Là một quản lý trực tiếp, thì đây là bước đi vô cùng quan trọng sau màn chào hỏi. Lúc này, bạn và nhân viên của mình sẽ trao đổi, thảo luận và thống nhất về những vấn đề:

  • Mục tiêu định hướng phát triển của đội ngũ, phòng ban và công ty trong thời gian đến sẽ như thế nào? Hiểu rõ từ gốc sẽ giúp cho nhân viên của bạn có được góc nhìn cụ thể. Từ đó, nhân viên mới có thể phát huy được những năng lực vốn có.
  • Tiếp theo chính là chia sẻ các mục tiêu, kỳ vọng của bản thân về nhân viên mới của mình. Hiểu mình, hiểu người và hiểu rõ công ty. Do đó, các ưu tiên trong công việc phục vụ cho chiến lược phát triển theo đúng định hướng. Tất cả những điều này, đều vô cùng quan trọng.
  • Trao đổi và thống nhất cách làm việc của đôi bên. Với một môi trường mới, một khởi đầu mới thì không hẳn nhân viên của bạn sẽ hiểu được mọi thứ. Chính vì thế, hãy đảm bảo rằng bạn đã hoàn thành chia sẻ tất tần tật mọi thứ. Từ cách làm việc cho đến các cách để giải quyết vấn đề hiệu quả.
  • Sắp xếp thời gian để nhân viên có cơ hội được hội nhập và phát triển cùng với đội ngũ sớm nhất có thể. Các lớp học của công ty luôn là sự ưu tiên hàng đầu. Nhằm mong muốn tạo động lực và sự thoải mái cho nhân viên trong giai đoạn mới đi làm.

Và đó cũng là một số tips chia sẻ giúp cho bạn đang trong vai trò là người quản lý, đối tác chính của một nhân viên mới. Hãy quan sát và chủ động hỗ trợ nhân viên của mình nhanh chóng. Vì đây là yếu tố dẫn đến sự thành công cho mối quan hệ giữa Sếp – nhân viên đó nhé!

#3: TẠO SỰ GẮN KẾT KẾT ĐỘI NHÓM

Giao việc hiệu quả dành cho thành viên mới

Có đến 86% thế hệ trẻ cho rằng, họ thích tự mình tìm hiểu, nghiên cứu cho một task công việc được giao sau đó mới nhờ hướng dẫn (theo Gen Z & the Workplace in Vietnam 2021). Do đó, khi giao việc bạn cũng cần phải lưu ý vấn đề này. Đánh giá nhân viên hiệu quả ở sự nháy bén công việc. Sau đó, mới bắt đầu tiếp cận và hướng dẫn nếu được yêu cầu.

Một khía cạnh khác, nhằm tạo động lực cũng như kiến tạo nên thành tựu đầu tiên trong ngày, tuần làm việc đầu tiên. Hãy chắc chắn, Sếp sẽ giao việc và hướng dẫn cụ thể, chi tiết và rõ ràng cho thành viên mới.

Xu hướng của nhiều nhân viên mới, vì Sếp là người giao tiếp đầu tiên nên sẽ thường hay hỏi bạn về những điều chưa biết. Do đó, hãy đảm bảo bạn đã trao quyền cho một nhân viên khác nhằm kết nối, tận tâm hướng dẫn cho thành viên mới này.

Liên kết mọi người qua những hoạt động

Không chỉ dừng lại ở việc, bạn và nhân viên nói chuyện với nhau. Hãy đảm bảo việc tạo một không gian mở để nhân viên mới có thể được hội nhập, trò chuyện cùng với các thành viên khác trong tổ chức.

Qua những hoạt động từ công ty, hãy dành thời gian quan tâm và thúc đẩy sự gia nhập của thành viên mới. Sự vui vẻ trong các hoạt động sẽ giúp cho nhân viên mới được bộc lộ chính mình. Và cởi mở hơn với các thành viên khác trong team.

Xây dựng môi trường làm việc lý tưởng

GenZ hiện đang chiếm gần 25% lực lượng lao động trong năm 2024, vậy thế hệ trẻ này có những mong muốn đặc biệt nào khi đề cập đến khái niệm môi trường làm việc lý tưởng. Một chia sẻ dành cho các bạn với vai trò là Quản lý, thì theo thống kê Gen Z & the Workplace in Vietnam (2021) thì thế hệ trẻ hiện đang quan tâm nhiều nhất đến:

  • Đam mê cơ hội được học tập, phát triển tại tổ chức.
  • Không ngại giao tiếp, nhận feedback từ cấp trên.

Qua đó, có thể thấy được các bạn GenZ luôn mong muốn một môi trường làm việc có thể học hỏi, trau dồi kỹ năng. Qua đó, chúng ta cũng có thể tự thiết lập chiến lược dành cho mình để xây dựng môi trường làm việc chất lượng dành cho thành viên mới trong đội ngũ. Đây cũng chính là một trong những điểm đặc biệt mà cấp Quản lý cũng cần phải trau dồi thêm để phát triển năng lực của mình.

KHAI THÁC TIỀM NĂNG THÀNH VIÊN MỚI TRONG THỜI GIAN THỬ VIỆC

Để có thể khai thác tiềm năng cũng như trào quyền cho nhân viên có cơ hội được chứng minh bản thân là “CHÂN ÁI”. Đứng vai trò là người quản lý trực tiếp thì bạn nên trang bị cho mình những yếu tố như thế nào? Để trả lời được cho câu hỏi đó, hãy cùng tham khảo một số bí kíp vô cùng hiệu quả bên dưới đây nhé!

#1: THẤU HIỂU VÀ THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN

Nhân viên mới thường có những chia sẻ thích được hỗ trợ và giúp đỡ trong khoảng thời gian đầu gia nhập công ty. Việc thấu hiểu và thúc đẩy nhân viên vẫn luôn là điều mà các Leader nỗ lực thực hiện.

Để khai thác tốt được tiềm năng nhân viên trong thời gian thử việc, thấu hiểu để biết được bản thân bạn sẽ làm gì tiếp theo. Từ đó, thúc đẩy nhân viên mới một cách hiệu quả nhằm đạt được nhiều giá trị đặc biệt hơn.

#2: KHUYẾN KHÍCH NHÂN VIÊN TRONG NỬA CHẶNG ĐƯỜNG

Sau nửa chặng đường thử việc tại công ty, một buổi gặp gỡ trao đổi là vô cùng quan trọng. Tại buổi họp này, bạn hãy chia sẻ rõ hơn về những điểm nhân viên đã làm được và cần được phát huy. Những điều nào cần cải thiện trong thời gian đến để mang lại hiệu quả tốt nhất trong công việc.

Thêm vào đó, việc chia sẻ hai bên còn giúp cho bạn và nhân viên được kết nối chặt chẽ hơn. Hãy hình dung, đây chỉ là một buổi nói chuyện thân mật, vui vẻ. Đừng để buổi gặp gỡ này trở nên căng thẳng khi chỉ chú trọng vào hiệu quả công việc. Hỏi thăm thêm về các câu chuyện xoay xung quanh nhân viên cũng là một cách để hiểu và đồng cảm cùng bạn.

Và sau khi bàn giao các công việc trong thời gian đầu, bạn phần nào đó cũng hiểu rõ năng lực của nhân viên mới. Từ đó, lên kế hoạch cụ thể để phát triển nhân viên về các kỹ năng chuyên môn chuyên sâu. Kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lập kế hoạch,…

#3: CÔNG NHẬN VÀ TUYÊN DƯƠNG NHÂN VIÊN SAU THỜI GIAN THỬ VIỆC 

Kết thúc 2 tháng thử việc, nhìn nhận và đánh giá vấn đề là điều quan trọng đối với vai trò là quản lý trực tiếp. Vì bạn là Đối tác chính của nhân viên mới. Do đó, hãy thẳng thắn chia sẻ và đánh giá năng lực. Chia sẻ những gì bạn nhìn thấy được trong hành trình thử việc của thành viên mới. Từ đó, cả hai sẽ đưa ra đề xuất phù hợp cho đôi bên, hướng đến mục tiêu phát triển công ty.

BỨC PHÁ, HỖ TRỢ VÀ XÂY DỰNG LỘ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN

#1: Sau khoảng thời gian thử việc, đây chính là lúc nhân viên của bạn hiểu và ổn định công việc tại tổ chức. Hãy tiếp tục ủng hộ và thúc đẩy, tạo động lực cho nhân viên làm việc. Thêm vào đó, hãy nâng cao tinh thần và trách nhiệm của mỗi cá nhân để bản thân mỗi nhân viên hiểu rõ về vai trò của mình.

#2: Khuyến khích nhân viên phát triển kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm,… Bằng cách hay đưa ra các giải pháp từ phòng đào tạo, đề xuất nhân viên tìm hiểu và quyết định tham gia. Góp phần tạo sự gắn kết nhân viên với tổ chức qua các hoạt động ngoại khóa. Tăng sự gắn kết nhân viên chính là tăng sự phát triển của tổ chức.

——————————-

Một khởi đầu tốt sẽ mang lại thêm nhiều điều tốt đẹp hơn sau này. Một quy trình chào đón nhân viên thành công sẽ là tiền đề để nhân viên hòa nhập, làm việc hiệu quả tại một tổ chức.

Tin rằng, những chia sẻ của A&P Việt Nam đã có thể giúp được Quý Anh/Chị có thêm góc nhìn và trang bị cho mình thêm kiến thức mới. Phục vụ trong việc phát triển nhân viên, phục vụ cho tổ chức phát triển bền vững sau này.

Hãy theo dõi và tham khảo thêm những bài viết chia sẻ kinh nghiệm khác của chúng tôi qua chuỗi Seri “NHÂN TÀI & DOANH NGHIỆP: LÀM THẾ NÀO TÌM ĐƯỢC “CHÂN ÁI” VÀ ĐỒNG HÀNH DÀI LÂU?” nhé!

——————–

Anh/Chị có thể tham khảo qua một số khóa học đặc biệt giúp nâng cao kỹ năng chuyên môn, phát triển bản thân thích ứng trong thời kỳ VUCA tại A&P Việt Nam.

  • Khóa học Nâng cao kỹ năng huấn luyện dành cho cấp Quản Lý – Xem ngay
  • Khóa học Quản trị Nhân Sự dành cho cấp không chuyên Nhân Sự – Xem ngay
  • Khóa học Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quảXem ngay
  • Khóa học Tư duy tích cực và tạo động lực làm việcXem ngay
  • Khóa học Kỹ năng lập kế hoạch và ủy thác công việc hiệu quả – Xem ngay

——————–

Trân trọng,
A&P Việt Nam.
———————

Kết nối với chúng tôi tại:

* Lưu ý: Bản quyền nội dung thuộc về A&P Việt Nam. Vui lòng không sao chép bất kỳ hình thức nào khi chưa có sự đồng thuận của A&P Việt Nam.