NHÂN TÀI & DOANH NGHIỆP: LÀM THẾ NÀO TÌM ĐƯỢC “CHÂN ÁI” VÀ ĐỒNG HÀNH DÀI LÂU?
Câu chuyện # 1: “Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”
Vì nhiều lý do, một số cá nhân có nhu cầu thay đổi, mong muốn tìm cho mình một môi trường làm việc mới “phù hợp” với năng lực, kinh nghiệm. Đồng thời đáp ứng được “mong đợi” về mức lương, phúc lợi, cơ hội phát triển nghề nghiệp, và cả “work – life balance”.
“Con người luôn là tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp.” Tuyển đủ, tuyển đúng người để đảm bảo sự liên tục trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đây luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo, các quản lý, những người làm công tác nhân sự (HR).
Trong các tình huống trên, bên nào cũng mong tìm được “CHÂN ÁI” cho mình càng sớm càng tốt!
Và thực tế thì sao?
“Mình gửi CV đến nhiều công ty đang đăng tuyển, qua rất nhiều kênh khác nhau. Mình thử ứng tuyển nhiều vị trí khác nhau. Nói thật là không nhớ hết được tên của các công ty đó. Buồn là không bao nhiêu công ty gửi đi phỏng vấn và đến nay mình vẫn chưa có vị trí “phù hợp.” – Trích lời chia sẻ của một bạn tìm việc.
“Mình “đau đầu” vì có 2 – 3 thư mời nhận việc cùng một lúc! Mình không gửi CV nhiều, mình thường dành thời gian nghiên cứu về công ty đó, mô tả công việc để đánh giá sự phù hợp năng lực, định hướng nghề nghiệp của bản thân trước khi ứng tuyển.” – Trích lời chia sẻ của một bạn tìm việc.
“Vị trí mở tuyển đã lâu, công ty đăng tin trong các groups, cả trang tuyển dụng trực tuyến. Mình cũng chủ động search, approach ứng viên, mời phỏng vấn một số bạn nhưng đến nay vẫn chưa tìm được ứng viên phù hợp. CV gửi về thì nhiều mà chất lượng thì chẳng bao nhiêu!” – Trích lời chia sẻ của một bạn phụ trách tuyển dụng.
“Có mấy “profiles” “chất” lắm phải thảo luận mấy lần mới thiết lập được thứ tự ưu tiên.” – Trích lời chia sẻ của một bạn phụ trách tuyển dụng.
Những bài học sâu sắc được rút ra qua các câu chuyện trên là gì?
Có cách nào để nhân tài và doanh nghiệp – hai bên sớm gặp và tìm được “Chân ái” của mình?
Câu chuyện # 2: “Em rất tốt, nhưng anh rất tiếc”
“Năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu của vị trí”, “Chưa phù hợp với văn hóa công ty”…
“Môi trường làm việc không phù hợp”, “Không nhận được hỗ trợ từ quản lý trực tiếp và đồng nghiệp”, “Không có cơ hội thăng tiến”…
Sau một khoảng thời gian, một trong hai bên: nhân tài hoặc doanh nghiệp quyết định không đồng hành cùng nhau nữa. Và thế, nhân tài và doanh nghiệp lại tiếp tục quay lại chu trình đi tìm “Chân ái”. Điều này mất khá nhiều thời gian, công sức, cả chi phí bằng tiền và không bằng tiền, ví dụ như chi phí cơ hội.
Vậy làm thế nào để nhân tài và doanh nghiệp – đã tìm được “Chân ái” thì hai bên đồng hành cùng nhau dài lâu hơn?
Điều này không thể phụ thuộc một phía là nhân tài hay doanh nghiệp, mà đó là SỰ CHỦ ĐỘNG VÀ NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG của cả hai bên trong việc GIÚP CHO NHAU THÀNH CÔNG. Ngay từ giai đoạn chuyển tiếp: từ ngày đầu tiên về “chung nhà” và trong suốt hành trình làm việc cùng nhau, từ đó có thêm cơ hội cho nhân tài và doanh nghiệp đồng hành dài lâu hơn.
Câu chuyện # 3: “Thay đổi để thích nghi”
VUCA là viết tắt của bốn đặc tính trong thế giới hiện đại mà chúng ta đang thuộc về: Volatility (Biến động) – Uncertainty (Không chắc chắn) – Complexity (Phức tạp) – Ambiguity (Mơ hồ). Thuật ngữ VUCA được sử dụng để chỉ điểm một thế giới khó nắm bắt và khó đối phó. Vì có quá nhiều thay đổi trong khoảng thời gian ngắn.
Khủng hoảng, suy thoái kinh tế, hay dịch bệnh… là các minh chứng cho sự không chắc chắn, không có gì là bền vững tuyệt đối trong thế giới “VUCA” này. Dẫn lại câu nói của Darwin, cha đẻ của Thuyết tiến hóa, rằng “Không phải loài mạnh nhất sẽ sống sót, thay vào đó, loài có khả năng thích ứng trước sự thay đổi tốt nhất mới là loài sống sót”.
Vì lẽ đó, cả “nhân tài và doanh nghiệp” cần có sự linh hoạt điều chỉnh về tâm thế, tư duy, chiến lược và hành động của mình cho phù hợp với tình hình thực tế. Thích ứng nhanh với sự thay đổi. Đặc biệt là truyền thông – chia sẻ để hai bên thấu hiểu lẫn nhau, tránh sự “lệch pha” thì mới có thể bước những bước vững chắc trên cùng một hướng. Cùng hợp lực để “biến những điều không thể thành có thể”.
Trên đây là các “câu chuyện” nhiều cá nhân và doanh nghiệp gặp phải. A&P Việt Nam tin rằng vấn đề nào cũng có giải pháp, thậm chí là có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề.
A&P Việt Nam chia sẻ với các cá nhân 03 Tips để bạn có thể sớm gặp và đồng hành cùng “Chân ái” lâu dài hơn!
01. Hãy xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì? Hãy thực hiện phân tích “SWOT” cho cá nhân bạn. Sau đó, vạch ra các hướng chiến lược giúp bạn đạt mục tiêu nghề nghiệp đó. Lựa chọn con đường tối ưu sẽ giúp bạn không chỉ đến một điểm dừng trong hành trình mà là mục tiêu lớn trong sự nghiệp.
02. Không nên “rải” CV. Mà hãy dành thời gian nghiên cứu các vị trí đang mở ra tại các công ty mà bạn muốn ứng tuyển. Đánh giá sự phù hợp về năng lực đối với các yêu cầu của vị trí, định hướng nghề nghiệp bạn mong muốn hướng đến. Hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi: Điều bạn đang ưu tiên là gì khi tìm công việc mới và xếp hạng cho các ưu tiên đó. Nếu không đạt 100% như mong đợi thì ngưỡng chấp nhận của bạn như thế nào trước các cơ hội?
03. Nên nhớ, chính bạn là người chịu trách nhiệm cho sự phát triển và sự nghiệp của bản thân. Hãy tạo cho mình cơ hội thành công bằng cách chủ động trong việc trong việc học tập – phát triển bản thân. Chủ động nâng cao năng lực, bạn sẽ không còn thấy sợ hãi hay thấy mất tự tin khi đối mặt với sự thay đổi hay tình huống, yêu cầu mới. Công ty thay đổi hướng đến việc đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nếu bạn không thay đổi thì sao đi xa cùng nhau?
A&P Việt Nam gửi gắm đến doanh nghiệp 03 Tips để công ty có thể sớm gặp và đồng hành cùng “Chân ái” lâu dài hơn!
01. Không nên viết các thông tin về công việc hay yêu cầu dành cho vị trí một cách chung chung trên bản mô tả công việc. Hãy dành thời gian xem xét và thảo luận, xác định “các yếu tố thành công cho vị trí “key success factors” cần tuyển là gì. Đã là “Chân ái” thì không chỉ là để lấp đầy cho một vị trí trống, mà là giúp công ty tạo sự khác biệt để thành công trên thị trường.
02. Tạo môi trường phát triển thuận lợi cho nhân viên của mình. Một người tạo nhiều thành công trong vị trí trước, tình huống trước không có nghĩa là sẽ luôn thành công trong vị trí mới, tình huống mới. Họ cần công ty, quản lý – đồng nghiệp và chuyên gia nhân sự tạo điều kiện, môi trường và động lực để họ mạnh mẽ, tự tin đi nhanh và đi xa cùng công ty. Ai cũng có nhu cầu phát triển, hãy giúp họ nhận diện và phát triển điểm mạnh, hoàn thiện bản thân bằng kế hoạch phát triển cá nhân (IDP) với mục tiêu, hành động rõ ràng.
03. “Đừng chờ đợi mọi thứ hoàn hảo rồi mới bắt đầu, mà hãy bắt đầu để từng bước tiến đến sự hoàn hảo” . Đây cũng là bài học hay từ các đối tác A&P Việt Nam có cơ hội là việc cùng nhau. Linh hoạt điều chỉnh chiến lược nhân sự cho phù hợp thực tế và chia sẻ với nhân viên trong công ty. Điều này giúp họ hiểu được cách công ty đang giúp họ phát triển. Không phải là không đào tạo – phát triển, hỗ trợ nhân viên phát triển sự nghiệp, mà chỉ là cách làm khác hơn lúc trước đây. Phù hợp định hướng mới và nguồn lực hiện có mà thôi.
A&P Việt Nam hẹn gặp các bạn trong các bài viết tiếp theo xoay quanh chủ đề “NHÂN TÀI & DOANH NGHIỆP: LÀM THẾ NÀO TÌM ĐƯỢC “CHÂN ÁI” VÀ ĐỒNG HÀNH DÀI LÂU?” bao gồm các câu chuyện, bài học hữu ích dành cho cả Nhân tài – Quản lý – Chuyên gia nhân sự, hãy đón đọc và chia sẻ cảm nhận, bài học đáng quý từ các bạn nhé!
Kết nối với chúng tôi tại:
- Địa chỉ: 36 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Facebook: A&P Việt Nam – Training & Consulting
- LinkedIn: A&P Việt Nam – Training & Consulting
- Youtube: A&P Việt Nam
- Hotline: 0909 97 40 17 – Email : services@apconsulting.vn
* Lưu ý: Bản quyền nội dung thuộc về A&P Việt Nam. Vui lòng không sao chép bất kỳ hình thức nào khi chưa có sự đồng thuận của A&P Việt Nam.